Có rất nhiều cách để làm cho chứng cứ có giá trị pháp lý và việc lập vi bằng là một trong những cách phổ biến để chứng cứ có thể có giá trị pháp lý. Vậy các trường hợp nào nên lập vi bằng để làm chứng cứ? Để trả lời cho câu hỏi đó Văn phòng Thừa Phát Lại tại quận Đống Đa gửi tới quý độc giả bài viết sau đây.
Mục lục
Căn cứ pháp lý
Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Khái quát về vi bằng
Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Điều 25 Nghị định135/2013/NĐ-CP).
Theo đó, những trường hợp sau lập vi bằng là cần thiết:
– Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà
– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê
– Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm
– Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình
– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật
– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế
– Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông
– Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình
– Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu
– Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra
– Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng
– Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh
– Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại
– Xác nhận mức độ ô nhiễm
– Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện
– Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

Giá trị pháp lý của vi bằng
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp, có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…
Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
– Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực;
– Vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất…
Trên đây là tư vấn của Văn phòng thừa phát lại tại quận Đống Đa về vấn đề: “Các trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ“ . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669 hoặc gửi email [email protected]
Văn phòng thừa phát lại Đống Đa” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”
Thông tin liên hệ: VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA
Trụ sở chính: Lô A9 X1, Ngõ 73 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội.
Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Email: [email protected]
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
- Bị bêu xấu trên mạng, nên lập vi bằng?
- Vi bằng ghi nhận hành vi sự kiện trên mạng xã hội
- Lập vi bằng ghi nhận các hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội